Một bài thơ dễ yêu
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh, tác giả cuốn sách nổi tiếng Thi nhân Việt
Nam, đã từng viết bài khen ngợi bài thơ Chia tay trong đêm mùa hạ của Trần Thị Nhơn sau khi
ông đọc bài thơ này trên báo Văn nghệ của Hội nhà văn Việt Nam số ra ngày
7-3-1981.
Trái lại có khi tình
thật mà sai đúng lại mơ hồ. Cùng trong một số báo, liền bên trên bài thơ Trần
Thị Nhơn có những lời của một người mẹ trẻ dặn con:
Tình yêu sẽ sẽ chờ con
sau tháng năm kia
Khi đón gặp xin con
đừng hờ hững
Chỉ một chút yếu hèn
toan tính
Con có thể lạc đi hạnh
phúc suốt đời mình
Tôi muốn nói với người mẹ trẻ: Lời khuyên của chị rất có thể
trở nên nguy hiểm.
Bởi tiếng gọi của tình yêu có khi đúng có khi sai, không
phải bao giờ cũng đúng.
Bài thơ Trần Thị Nhơn đáng yêu trước hết là vì mối tình
trong đó vừa đúng lại vừa có thật. Qua hai câu mở đầu ta sẽ thấy một sự kín
đáo, dè dặt, đáng yêu:
Một tối mùa hè anh gõ
cửa phòng em
Rồi đứng đợi dưới hàng
cây sẫm tối.
Đến hai câu 3, 4 thì đúng là tình yêu rồi và cũng đúng là
tình yêu đầu trong đời cô gái:
Em mở cửa lá rèm bay
bối rối
Lần đầu tiên hò hẹn
trong đời.
Kế đó họ đi phố với nhau. Trong khi đi không chú ý đến
người, không chú ý đến xe, điều đó cũng tất nhiên thôi. Nhưng một chi tiết bất
ngờ là họ cũng không nghe tiếng lá cây xào xạc là thứ tiếng sâu kín họ vẫn
thường nghe:
Đi giữa phố đông em
nghỡ phố không người
Không tiếng xe đi ,
không xạc xào tiếng lá.
Lần này họ không nghe là bởi tâm trí họ đang dồn vào một thứ
tiếng sâu kín khác thiết tha hơn:
Chỉ có tiếng những
ngón tay anh thủ thỉ
Với bàn tay em – chiếc
lá non mềm.
Những chiếc lá kia không xào xạc là để đưa đến chiếc lá này
non mềm: Một sáng tạo bất ngờ mà đúng chỗ.
Mỗi câu chuyện yêu đương thường diễn ra trong một khung
cảnh. Khi Kim Kiều thề thốt với nhau, trên trời có vầng trăng rất sáng:
Vầng trăng vằng vặc
giữa trời
Đinh ninh hai miệng,
một lời song song.
Đêm nay trái lại không có trăng. Nhưng khung cảnh riêng vẫn
có:
Cây phượng đứng lá
cành chao trước gió
Trong đêm tối thoáng
một chùm hoa đỏ.
Bên chùm hoa ấy họ đã tiễn đưa nhau:
Và những lời từ biệt
cháy trên môi.
Có thể hiểu là những lời từ biệt nóng bỏng yêu thương. Nhưng
giá có hiểu: họ vừa hôn nhau vừa nói những lời từ biệt thì tình yêu ở đây vẫn
cứ giữ nguyên tính nồng nàn và thanh khiết.
Cô gái bỗng có chút bàng hoàng. Cô láy lại hai lần hai chữ “ngày
mai”:
Ngày mai, ngày mai anh
đã đi rồi
Anh đến chốn biên thùy
còn âm vang tiếng súng.
Làm sao có thể không lo lắng cho người sắp đi đến nơi có
tiếng súng. Nhưng giữa một bên là hạnh phúc lứa đôi, một bên là nghĩa vụ, thái
độ của họ vốn dứt khoát từ lâu. Nó là thái độ của hai anh chị trong “cuộc chia
ly màu đỏ” ( Nguyễn Mỹ) và cũng là thái độ của hàng trăm nghìn thanh niên khác
trên đất nước Việt Nam :
Khi tổ quốc cần họ
biết sống xa nhau
( Nguễn Mỹ)
Thực tế khắc nghiệt trên mảnh đất nhiều thiên tai địch họa,
họ chấp nhận nó. Nhưng cái việc đòi hỏi một nghị lực phi thường họ vẫn làm một
cách tự nhiên và bình dị. Trong các cuộc tiễn đưa không hề có chút gì bi lụy,
cũng không hề có những giọng nói lên gân, những dáng điệu iêng hùng. Sự bình dị
ấy chính là biểu hiện của một sức mạnh vô biên.Vả chăng vấn đề cũng không hẳn
là phải từ chối hạnh phúc lứa đôi. Vấn đề là phải biết đợi chờ và tin tưởng.
Cùng với lòng tin vào chiến thắng, chúng ta có sức động viên rất lớn của của
lòng thủy chung ở hậu phương trên cơ sở truyền thống gừng cay muối mặn từ xưa.
Trong bài Đợi anh về của Ximônốp, anh không chết, anh trở về với em:
Chỉ vì không ai người
Biết như em chờ đợi
( Lời dịch của Tố Hữu)
Cũng trên tinh thần ấy nhưng có phần tự nhiên và bình dị, ở
đây chùm hoa thoáng thấy hôm tiễn đưa đã trở thành:
Một chùm hoa đỏ chói
sắc mong chờ
Không những nó sáng hơn, tươi hơn mà màu đỏ của nó từ chỗ là
màu của hoa đã trở thành sắc chờ mong đỏ chói do sức biến hóa của lời thơ ( tôi
thích nói sắc chờ mong hơn nói sắc mong chờ).
Kể đến đây bài thơ có thể dừng được rồi. Nhưng ta còn được
đọc thêm một đoạn láy lại một số ý của đoạn trên:
Một tối mùa hè anh gõ
cửa phòng em
Rồi đứng đợi dưới hàng
cây sẫm tối.
đưa đến hai câu:
Em trở lại phòng em
cánh cử khép hờ
Khung cửa sáng dưới
lùm cây sẫm tối
Tình tứ và tinh nghịch biết bao cánh cửa khép hờ cùng với
khung cửa sáng rọi mãi vào bóng tối hôm xưa!
Đi giữa phố đông em
nghỡ phố không người
Không tiếng xe đi ,
không xạc xào tiếng lá
Cây phượng đứng lá
cành chao trước gió
đưa đến:
Cơn gió thoảng ngọn
đèn đường chao vội
Phố không người hàng
cây hát miên man
Hàng cây hôm xưa không xạc xào tiếng lá nay lại chuyển thành
hàng cây hát miên man bề ngoài có vẻ trái ngược nhau nhưng thực ra đều nói
chung một chuyện, đều nói một mối tình kín đáo, chốc chốc lại như muốn đùa với
mình một tí. Phần tinh nghịch trong tình cảm là một nét đặc trưng của bài thơ
này. Nói chung là tinh nghịch có mức độ không lấn át tình cảm nên bài thơ vẫn
giữ được cái cốt cách của đáng yêu. Nhưng cũng do có phần tinh nghịch mà không
cảm thấy hết những vui vui buồn, phấn đấu của người trong cuộc. So với bài thơ
Nguyễn Mỹ thì sẽ rõ, cũng là cuộc chia ly màu đỏ mà cái nhìn của Nguyễn Mỹ
nghiêm trang hơn – đúng là cái nhìn của người trong cuộc nên nhìn thấy sâu hơn
và bài thơ của Nguyễn Mỹ nhờ thế đã vươn tới một tầm cao cần thiết và vẫn
giữ nguyên vị trí ấy trong suốt mười mấy năm. Tuy vậy,
hàng ngày đọc thơ trên các báo mà gặp được một bài như bài này của Trần Thị
Nhơn vẫn phải xem là một điều may mắn lớn.
Hoài Thanh
(Bài đã đăng trên báo Văn nghệ số 24 ( 914) ra ngày
13-6-1981), và Hoài Thanh toàn tập).
No comments:
Post a Comment